Mở đại lý sơn kinh doanh nhưng bạn chưa có kinh nghiệm? Cũng không biết cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng sơn?. Kinh doanh sơn gặp khó khăn gì?. Hay chọn hãng sơn nào kinh doanh là tốt nhất?… Đó là những thắc mắc của nhiều người, hôm nay Duplex sẽ chia sẻ đến các bạn kinh nghiệm mở đại lý sơn của các chuyên gia.

Với kinh nghiệm tư vấn của chuyên gia hi vọng làm bạn hài lòng. Hoặc bạn có thể đăng ký mở đại lý sơn Duplex ngay bây giờ nhé!

>> Có thể bạn quan tâm: Mở đại lý sơn nước thành công cùng Duplex

Kinh doanh sơn cần chú ý điều gì?

chú ý kinh doanh sơn

Điều đầu tiên bạn cần phải quan tâm là bạn có bao nhiêu vốn, vốn đó là đi vay hay của bạn. Điều này rất quan trọng, vì nếu tự chủ trong vấn đề tài chính, bạn sẽ bớt đau đầu rất nhiều. Điều tiếp theo là bạn cần phải khảo sát thị trường xem các cửa hàng Sơn tại khu vực bạn nhắm đến họ kinh doanh như thế nào, họ kinh doanh các dòng Sơn nào, giá cả trung bình là bao nhiêu…..

  • Dự định lượng vốn cần có để đầu tư
  • Xác định lượng khách hàng mục tiêu
  • Xác định khu vực dựa trên điều kiện nguồn vốn
  • Tìm hiểu kỹ các khu vực bạn muốn đặt cửa hàng Sơn của mình
  • Nghiên cứu kỹ các thương hiệu Sơn bạn muốn làm Đại Lý
  • Tính toán cụ thể mức lợi nhuận tối thiểu bạn có thể đạt được sau 1 tháng hay 1 năm khi bạn mở cửa hàng kinh doanh Sơn
  • Trang bị các kiến thức liên quan đến Sơn như Cách sơn nhà đẹp, cách phối màu Sơn,…

Đọc thêm: Những điều cần biết trước khi mở đại lý sơn

Mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn?

quản lý chi tiêu hàng ngày

Mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra khi lên kế hoạch mở đại lý.

Câu trả lời là: Còn tùy thuộc vào mô hình kinh doanh mà bạn lựa chọn, mỗi mô hình đều có những yêu cầu, những yếu tố khác nhau.

Nếu bạn mở đại lý sơn có máy pha màu sẽ ưu thế hơn đại lý thông thường ở điểm sẽ không bị phụ thuộc vào thời gian vận chuyển so với đại lý không có máy pha màu. Nghĩa là bạn có thể pha màu & xuất sơn trực tiếp cho khách hàng.

Còn trong trường hợp không có máy pha màu thì chi phí ban đầu sẽ tiết kiệm hơn.

Tóm lại, tùy thuộc vào cách bạn xây dựng mô hình kinh doanh để mà quyết đinh vốn.

Nên mở đại lý cấp 1 hay cấp 2

Khi mở đại lý kinh doanh sơn bạn cần xác định hình thức phân phối sản phẩm. Có hai hình thức phân phối: đại lý cấp 1 và đại lý cấp 2. Mỗi loại đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau tùy vào điều kiện và khả năng mà người kinh doanh chọn hình thức thuận lợi nhất.

Đại lý kinh doanh cấp 1 (Nhà phân phối)

Ưu điểm:
Bạn sẽ mua sản phẩm sơn với giá ưu đãi nhất với chiết khấu và hoa hồng cao, nhập sản phẩm sơn trực tiếp từ hãng sơn. Thuận lợi trong việc cạnh tranh về giá giúp bạn có kế hoạch tiêu thụ và khuyến mãi sản phẩm thúc đẩy bán dễ dàng. Đây cũng là lợi thế để bạn cạnh tranh với các đại lý khác.
Nhược điểm:
Tuy nhiên khi làm đại lý phân phối cấp 1 bạn phải đáp ứng được yêu cầu mặt bằng kinh doanh, chỉ phân phối các loại sơn mà công ty cho phép. Bạn cũng phải có trách nhiệm đảm bảo duy trì vốn và công nợ với công ty.

Đại lý kinh doanh sơn cấp 2

Ưu điểm:
Bạn không cẩn phải có số vốn quá lớn, mặt bằng kinh doanh hay hạn chế phân phối các dòng sơn. Bạn sẽ tự do kinh doanh nhiều dòng sơn khác nhau từ đó rủi do về sản phẩm phẩm tồn kho cũng giảm đi đáng kể.

Nhược điểm:
Khi bạn làm đại lý sơn cấp 2 bạn nhập hàng từ đại lý sơn cấp 1, do vậy bạn phải mua sản phẩm với giá cao hơn, lợi nhuận khó có thể so với đại lý cấp 1. Việc canh tranh với các đại khác cũng khó khăn hơn đại lý cấp 1 do hạn chế các chương trình khuyến mãi, hoa hồng thấp hơn.

Thủ tục mở đại lý sơn cần những gì?

thủ tục mở đại lý sơn
thủ tục mở đại lý sơn

Lựa chọn loại hình hoạt động kinh doanh

Có 2 loại hình là: hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. Mỗi một loại hình đều có những ưu nhược điểm riêng. Tùy từng nhu cầu, khả năng của mỗi người mà lựa chọn cho phù hợp nhất.

1. Hộ kinh doanh

  • Ưu điểm: với loại hình này, bạn quản lý các hoạt động kinh doanh rất đơn giản và không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ cần nộp thuế thu nhập cá nhân là được. Hơn nữa, việc đăng ký giấy phép kinh doanh cũng khá đơn giản, tại phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện.
  • Nhược điểm: chỉ được mở duy nhất một cửa hàng tại địa chỉ đăng ký kinh doanh và sử dụng tối đa 10 lao động; không có tư cách pháp nhân – trách nhiệm vô hạn với các nghĩa vụ tài sản của hộ kinh doanh, mỗi cá nhân chỉ được thành lập một hộ kinh doanh mà thôi.

2. Doanh nghiệp tư nhân

  • Ưu điểm: việc quản lý các hoạt động kinh doanh khá đơn giản và thực hiện được các hoạt động kinh doanh trên nhiều địa điểm khác nhau; được phép sử dụng trên 10 lao động. Chủ của doanh nghiệp tư nhân không phải nộp thuế thu nhập cá nhân với khoản lợi nhuận từ doanh nghiệp của mình.
  • Nhược điểm: chủ doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, mỗi chủ doanh nghiệp tư nhân cũng chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân thôi, phải chịu trách nhiệm vô hạn với các khoản nợ của doanh nghiệp bởi không có tư cách pháp nhân.

Hồ Sơ Đăng Ký Giấy Phép Kinh Doanh

Đối với doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này. Đó là:
    • Với công dân Việt Nam: thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực
    • Với người nước ngoài: hộ chiếu nước ngoài hoặc các loại giấy tờ có thể thay thế cho hộ chiếu mà còn hiệu lực.

Đối với hộ kinh doanh

Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ kinh doanh nộp giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh tới phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện, nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung gồm:

  • Tên hộ kinh doanh, địa chỉ, số điện thoại, fax hoặc thư điện tử nếu có
  • Ngành nghề muốn đăng ký kinh doanh
  • Số vốn đầu tư
  • Số lao động
  • Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú của hộ kinh doanh
  • Số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện thành lập hộ kinh doanh.
  • Kèm theo đó là bản sao hợp lệ thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện thành lập hộ kinh doanh.

Hồ Sơ Làm Thủ Tục Mở Đại Lý Bán Sơn

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Giấy phép đảm bảo an toàn trong việc phòng chống cháy nổ
  • Các loại giấy tờ chứng minh xuất xứ và đảm bảo chất lượng (công ty sẽ hỗ trợ)

Kết luận!

Trên đây là những phân tích của các chuyên gia về “kinh nghiệm mở đại lý sơn nước” hy vọng sẽ giúp quý vị được phần nào. Việc mở đại lý sơn bạn cần phải cân nhắc kỹ những yếu tố để đưa ra quyết định cho mô hình kinh doanh sơn của mình. Chúc bạn thành công!

Hãng sơn Duplex
tuyển đại lý bán sơn chiết khấu cao

Nhằm mở rộng thị trường năm 2020, Công ty TNHH sơn Dulex Việt Nam vẫn tiếp tục tìm đối tác mở đại lý sơn. Để tạo điều kiện cho bất cứ ai cũng có thể khởi nghiệp kinh doanh sơn, hãng sơn Duplex đã đưa ra các trương trình tuyển đại lý bán sơn với số vốn thấp rất hợp lý.

sơn Duplex tuyển đại lý bán sơn
Hãng sơn Duplex tuyển đại lý sơn chiết khấu cao
  • Cơ hội trở thành Nhà Phân Phối độc quyền khu vực.
  • Mức chiết khấu cao HẤP DẪN
  • Hỗ trợ đào tạo kỹ năng bán hàng
  • Hỗ trợ biển bảng, giá kệ
  • Hỗ trợ thiết kế showroom trưng bày
  • Hỗ trợ tài liệu bán hàng Catalog, bảng màu
  • Hỗ trợ nhân viên thị trường
  • Hỗ trợ tư vấn 24/7
  • Hỗ trợ phối màu công trình
  • Hỗ trợ phần thưởng cho thầu thợ
  • Các chương trình giải thưởng phong phú: Du lịch nước ngoài, thưởng xe máy ,ôtô …

Đối tác muốn mở đại lý sơn cấp 1, cấp 2, làm nhà phân phối sơn Duplex sẽ được chiết khấu cao. Duplex Paint luôn sẵn sàng để tư vấn về vốn, thủ tục giấy tờ và chia sẻ kinh nghiệm mở đại lý sơn thành công cùng quý đối tác.

Tham khảo thêm